Mục lục bài viết
Tiếp theo phần 1, phần 2 là góc nhìn khác của cạnh tranh về giá. Mình hi vọng qua 2 phần này, các bạn có góc nhìn thực tế nhất. Có lựa chọn đúng đắn nhất về những việc sẽ làm.
Các bạn có thể xem lại phần 1 tại đây nhé.
Con đường của doanh nghiệp
Bạn là người lựa chọn và quyết định doanh nghiệp mình sẽ phát triển theo mô hình gì, tương lai như thế nào. Năm người mười ý là điều quá là bình thường, nhưng kệ nó đi vì bạn mới là người quyết định. Những thứ khác chỉ nằm ở mức tham khảo.
Mà tham khảo hay đưa ra lời khuyên thường không chịu trách nghiệm với nó. Cuối cùng vẫn là bạn chịu trách nghiệm với chính mình thôi.
Mình sẽ chia thành một số mô hình dưới đây, đây là mô hình theo ý kiến chủ quan của mình. Các bạn tham khảo nhé:
Mô hình kinh doanh online đơn thuần
Mô hình là hiểu đơn giản là các bạn nhập hàng rồi bán. Sản phẩm có thể là hàng trends, thời vụ, nay sản phẩm này mai sản phẩm khác. Nguồn hàng đa dạng, nhập từ cả trong nước và nước ngoài ( Trung Quốc ). Đặc điểm trung là không có thương hiệu riêng của bạn.
Đây là mô hình được coi là dễ nhất, các bạn tìm trends, nhập hàng rồi bán ( cơ bản là như thế ). Khi này cuộc cạnh tranh về giá diễn ra cực kì gay gắt. Hôm nay bạn bán sản phẩm A, rồi 2, 3 hôm sau có bên khác cũng bán sản phẩm A đó nhưng giá lại thấp hơn của bạn. Rồi 1 tuần sau thì lại có chục bên khác bán giá lại rẻ hơn nữa.
Khi này cuộc cạnh tranh về giá bắt đầu khốc liệt. Người thắng cuộc là tổng kho tay to lực mạnh, lấy số lượng làm lãi. Thử hỏi nếu bạn bé bé con con mà lao vào cuộc chơi này thì như nào.
Mô hình OEM, ODM
Mô hình này hiểu đơn giản là bạn thuê đơn vị gia công sản phẩm rồi gắn thương hiệu của bạn lên sản phẩm đó ( hiểu đơn giản thôi nha chứ đúng của nó hơi khác, mình đang làm đơn giản hóa phần này cho mọi người hiểu thôi )
Mô hình này sẽ chủ động về sản phẩm và thương hiệu. Khi này bạn phải join vào cuộc chơi của xây dựng thương hiệu. Mà cuộc chơi xây dựng thương hiệu thì khó khăn hơn rất nhiều rồi. Nó không dễ dàng như lầm tưởng của một số người là: Chạy ads mạnh là có thương hiệu, đăng ký cái GPKD là có thương hiệu, book được vài KOCs review là có thương hiệu …
Cuộc chơi này sẽ là làm sao để đối tượng khách hàng tiềm năng biết đến bạn -> nảy sinh nhu cầu về sản phẩm của bạn -> quan tâm tìm hiểu về sản phẩm -> mua hàng. Nếu về branding thì bạn nên đọc kỹ bài này.
Cái gì cũng có rào cản, khó khăn lại nản ?. Nhưng mà động đến doanh thu xụt giảm thì phải tìm mọi cách để kéo lại. Đa số mọi người đều chuyển từ Mô hình kinh doanh online đơn thuần -> Mô hình OEM, ODM sẽ không được học bài bản về cách làm. Việc thiếu kiến thức sẽ khiến bạn làm theo cảm tính, mà cảm tính thì đa số được hình thành từ mô hình kinh doanh online đơn thuần.
Việc cạnh tranh giữa các sản phẩm OEM mỗi nơi một giá. Tay to thì giá rẻ, bé thì giá cao. Nhưng ít ai kể câu truyện về branding, định vị branding, tìm kiếm khách hàng trung thành với branding.
Khi này rất ít người đi học cách làm branding và chịu những chi phí bỏ ra để làm nó. Mà lại quay lại về giảm giá và giảm giá. Quay đi quay lại thì vẫn là giảm giá để bán hàng.
Mô hình hợp tác Win-Win
Mô hình này càng ngày càng khổ biến. Tôi có hàng anh có Ads, chúng ta cùng quẩy. Thường thì tổng kho to tướng, xưởng sản xuất … giá thì tận gốc. Ads thì team khỏe chạy bon. Mục tiêu là xưởng hoạt động liên tục và hoạt động có lãi.
Thì lúc này giá lại đạp nát thị trường. Sống sót cuối cùng vẫn là tay to.
Điển hình là TikTokShop tại thời điểm hiện tại. Tổng kho, xưởng … một mình một ngựa chạy bon bon. Giá rẻ lại càng rẻ.
Mô hình chuẩn
Khi làm chuẩn thì việc giảm giá trong những chương trình ngắn để kích cầu hay tạo evnet thì quá là bình thường. Nhưng giảm giá này họ thường đi liền với educate khách hàng. Giảm giá vẫn đi liền với xây thương hiệu chứ không phải tập trung 100% vào bán hàng.
Thương hiệu là thứ nổi bật để bạn có thể cạnh tranh được về giá nhưng làm thương hiệu đâu dễ. Việc doanh nghiệp lớn, thương hiệu lớn vẫn mắc phải sai lầm về giảm giá như ở phần 1 mình lấy ví dụ.
Định vị, tái định vị, mở rộng đối tượng, mở rộng ngành hàng, mở rộng sản phẩm là thứ bạn có thể cạnh tranh tốt khi có thương hiệu.
Thực tế
Mình có quen rất nhiều anh chị em trong giới. Việc kinh doanh online theo dạng dựng thương hiệu cũng có. Nhưng đa số chuyển từ kinh doanh online qua và cách làm mắc lỗi rất nhiều.
Khi ra mắt sản phẩm mới thì làm họp báo, công bố rầm rộ, booking ồ ạ nhưng sau đó là gì. Lại quay về hướng cũ giảm giá giảm và giảm giá.
Đồng ý là sản phẩm đầu có thể lấy khách hàng nếu có thể tận dụng khách hàng cũ tốt. Nhưng không, thương hiệu có 1 sản phẩm là hết rồi có thấy cái thứ 2 đâu. Hãy nhớ rằng, khách hàng họ nhớ thương hiệu chứ họ không nhớ chủ thương hiệu là ai đâu. Trừ khi thương hiệu bạn to tướng thì khách hàng biết nhiều hoặc đơn giản bạn kinh doanh bằng thương hiệu cá nhân. Nhưng mỗi thương hiệu một sản phẩm, chạy hớt váng rồi té thì lại là vấn đề khác.
Nói phũ phàng thì đấy khác gì tạo cái bỏ bọc sang chảnh để bán hàng đâu. Quy lại thì cũng không khác gì Mô hình kinh doanh online đơn thuần.
Đây là góc nhìn khác về giảm giá, hi vọng các bạn có góc nhìn đa chiều và có sự lựa chọn phù hợp. Hay đơn giản là thấy mục tiêu trong tương lai.
Đăng ký nhận thông báo qua email khi có bài viết mới tại đây
Bạn có thể xem thêm các bài viết về Facebook Ads tại đây
TikTok Ads tại đây
Khóa học về tối ưu quảng cáo tại đây ( nội dung có tính chuyên môn cao, tư duy cao có thể không thích hợp với một số người, nên cân nhắc trước khi xem )