Mục lục bài viết
Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, Digital Marketing không còn là lựa chọn mà đã trở thành yếu tố bắt buộc trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp SME đang mắc phải một sai lầm nghiêm trọng: thiếu đầu tư vào nhân sự có tư duy chiến lược và kỹ thuật giải pháp trong lĩnh vực này. Điều này dẫn đến việc sử dụng quá nhiều công cụ khác nhau, gây phình to hệ thống và tạo ra khó khăn khi muốn thay đổi hoặc nâng cấp.
1. Thiếu nhân sự cứng về tư duy và kỹ thuật giải pháp
Vấn đề
Do hạn chế về ngân sách, nhiều doanh nghiệp SME không tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực Digital Marketing. Thay vào đó, họ giao nhiệm vụ này cho những nhân viên hiện có hoặc mới tuyển, những người chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu.
Thực tế
Công ty ABC là một doanh nghiệp SME trong lĩnh vực thương mại điện tử. Thay vì tuyển một chuyên gia Digital Marketing, họ giao nhiệm vụ này cho một nhân viên chạy quảng cáo với lý do “anh này rành về máy tính”. Nhân viên này phải tự tìm hiểu về SEO, chạy quảng cáo Google Ads, Facebook Ads và quản lý nội dung website mà không có định hướng rõ ràng.
2. Sử dụng nhiều công cụ khác nhau để phục vụ nhu cầu trước mắt
Vấn đề
Khi không có sự hướng dẫn từ người có chuyên môn, nhân viên thường tự tìm hiểu và sử dụng nhiều công cụ khác nhau để giải quyết từng vấn đề riêng lẻ. Điều này dẫn đến việc hệ thống trở nên phức tạp và khó quản lý.
Thực tế
Quản lý mạng xã hội: Nhân viên sử dụng tools để lên lịch đăng bài trên Facebook.
Email Marketing: Họ dùng MailChimp cho một chiến dịch, sau đó chuyển sang công cụ khác vì nghe nói rẻ hơn.
Phân tích dữ liệu: Sử dụng Google Analytics cho website, nhưng lại dùng một công cụ khác như Matomo cho ứng dụng di động.
Quản lý chat: thì dùng pancake …
Chatbot: thì dùng smax …
Quản lý bán hàng: thì dùng kioviet …
3. Hệ thống phình to và khó chuyển giao
Vấn đề
Việc sử dụng quá nhiều công cụ không đồng nhất làm cho hệ thống trở nên cồng kềnh. Khi muốn thay đổi hoặc nâng cấp, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự phức tạp và không tương thích giữa các công cụ.
Thực tế
Khi hoạt động được một thời gian, để đáp ứng yêu cầu mở rộng thì cần phần mềm khác để đáp ứng nhu cầu này. Nhưng khi đó mới phát hiện ra rằng dữ liệu cũ từ các công cụ cũ không thể tích hợp hoặc chuyển đổi dễ dàng. Việc này đòi hỏi thời gian và chi phí lớn để nhập lại dữ liệu và đào tạo nhân viên.
4. Ảnh hưởng đến vận hành và phát triển doanh nghiệp
Vấn đề
Hiệu suất làm việc giảm: Nhân viên mất nhiều thời gian để quản lý và học cách sử dụng nhiều công cụ khác nhau.
Tăng chi phí vận hành: Mỗi công cụ có thể yêu cầu một khoản phí riêng, tổng chi phí có thể vượt quá ngân sách.
Khó khăn trong việc ra quyết định: Dữ liệu phân tán, không đồng nhất làm cho việc phân tích và đưa ra quyết định trở nên khó khăn.
Thực tế
Do dữ liệu khách hàng được lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau, bộ phận kinh doanh của công ty ABC không thể tổng hợp thông tin để phân tích hành vi mua sắm. Điều này dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội upsell hoặc cross-sell.
5. Vậy nên hãy
Đầu tư vào nhân sự chất lượng
Tuyển dụng chuyên gia: Dành ngân sách để thuê nhân sự có kinh nghiệm trong Digital Marketing.
Đào tạo nội bộ: Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên hiện có về tư duy chiến lược và kỹ thuật giải pháp.
Tư vấn từ chuyên gia bên ngoài: Hợp tác với các chuyên gia hoặc agency để xây dựng chiến lược và hệ thống hiệu quả.
=> Ở Đông Lào cũng có “chuyên gia this chuyên gia that”, lựa chọn đúng đắn nằm ở bạn.
Sử dụng các công cụ đồng bộ và tích hợp
Lựa chọn nền tảng đa chức năng: Sử dụng các nền tảng, cung cấp nhiều tính năng trong một hệ thống. Cái này đáp ứng được 70% nhu cầu của bạn thì hãy chọn nó, phần còn lại có thể build được thêm.
Tích hợp công cụ: Đảm bảo các công cụ hiện có có thể tích hợp với nhau thông qua API hoặc các giải pháp trung gian.
Xây dựng chiến lược dài hạn
Phân tích nhu cầu thực tế: Xác định rõ mục tiêu kinh doanh và nhu cầu cụ thể trước khi chọn công cụ.
Lập kế hoạch triển khai: Xây dựng lộ trình triển khai hệ thống và công cụ một cách hợp lý.
Đánh giá và tối ưu hóa: Thường xuyên kiểm tra hiệu quả của các công cụ và quy trình để điều chỉnh kịp thời.
6. Chuyên gia có thực sự cần?
Câu trả lời là có. Đơn giản vì nhờ có họ mà bạn rút ngắn được con đường phía trước, tránh khỏi sai lầm:
Mất tiền ngu, phí công sức và thời gian.
Tăng hiệu suất làm việc: Nhân viên làm việc hiệu quả hơn khi sử dụng hệ thống đồng nhất.
Giảm chi phí vận hành: Tối ưu hóa chi phí bằng cách loại bỏ các công cụ không cần thiết.
Cải thiện việc ra quyết định: Dữ liệu tập trung giúp doanh nghiệp phân tích và đưa ra quyết định chiến lược nhanh chóng.
7. Kết luận
Sai lầm trong việc không đầu tư vào nhân sự và hệ thống Digital Marketing có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp SME. Đầu tư đúng đắn vào nhân sự có tư duy chiến lược và kỹ thuật giải pháp, cùng với việc sử dụng các công cụ đồng bộ và tích hợp, sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.
8. Kinh nghiệm từ việc mất tiền ngu rất nhiều của mình
Tập trung vào chất lượng hơn số lượng: Thay vì sử dụng nhiều công cụ, hãy chọn những công cụ phù hợp và hiệu quả nhất.
Liên tục cập nhật kiến thức: Digital Marketing là lĩnh vực thay đổi nhanh chóng, việc cập nhật xu hướng mới là cần thiết.
Tận dụng sự hỗ trợ từ cộng đồng: Tham gia các diễn đàn, nhóm chuyên môn để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.