0

Sách mở khóa thương mại điện tử Việt Nam. Ý kiến cá nhân trên cộng đồng.

Share

Mục lục bài viết

Bài viết này là ý kiến cá nhân của mình về drama sách mở khóa thương mại điện tử Việt Nam. Bài viết mang tính tham khảo. Mình sẽ cố gắng “đứng” ở góc tổng quát nhất để phân tích về “drama” này. Thực ra cũng chẳng phải drama nhưng cũng không biết dùng từ nào ngắn gọn hơn nên lấy từ này, mình không hề có hàm ý gì nhé nên đừng “nhét chữ vào mồm” mình.

Đầy đủ nội dung của “drama” này các bạn có thể đọc tại đây hoặc xem ảnh bên dưới.

Trước khi đưa ra ý kiến cá nhân thì mình cũng nói thẳng một số vấn đề sau:

  • Mình biết chứ không chơi với ai trong “drama” này.
  • Mình cũng chưa từng đọc cuốn Mở khóa thương mại điện tử Việt Nam.
  • Mình từng làm KDOL đơn thuần và làm cả doanh nghiệp nên mình đưa ra nhận định ở góc độ của mình.

Cho nên bài viết này không được coi là:

  • Bài viết Review cuốn sách Mở khóa thương mại điện tử Việt Nam. “Nhét chữ vào mồm” lắm thì coi là review 3 trang sách đi.
  • Bài viết này cũng không phải là “bú fame
  • Bài viết này cũng không phải là người quen viết để điều hướng dư luận có lợi cho bên nào…

Thống nhất là như thế nha vì dạo này mình bị khá nhiều người “nhét chữ vào mồm” rồi.

Phân tích

Mình không biết nội dung phía trước tờ này là gì cứ phân tích theo nội dung có sẵn nhé.

Website ở thời điểm hiện tại chỉ giữ vai trò là nơi giới thiệu sản phẩm tới người mua.

Câu này đúng: nếu đặt ở vị thế bạn là nhà KDOL đơn thuần. Vì các nhà bán hàng đơn thuần thường chọn bán qua sàn TMĐT, Mess ( Facebook ), TikTok, Livesteam, chuyển đổi ( landing hoặc website ). Ở VN thì mình thấy đa số là bán qua sàn TMĐT, Mess, TikTok ( TikTok Ads và TikTok Shop ), livestream do xu hướng dễ làm và không phức tạp về mặt kỹ thuật. Mình không nói đến anh em chơi mảng POD hay dropship nha. (1)
Câu này sai: nếu đặt ở vị thế bạn là người làm chuẩn doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có “this” có “that”. Điển hình là coolmate, lixibox … (2)

Đặt mình vào nội dung cuốn sách thì mình thấy dòng này tạm chấp nhận được vì khá “cấn cấn” ở phần (2) vì ở phần này cũng có doanh nghiệp thuần lựa chọn phụ thuộc các kênh social. Tóm lại là chỗ này không có đúng sai hoàn toàn. Ông nào tồn tại lâu hơn, kiếm tiền nhiều hơn ông đó thắng. Dù sao người ở lại cuối cùng vẫn là người thắng mà. À như này thì cùng xét ở vị thế xuất phát điểm như nhau nhé chứ nhiều tiền mà vung thoải mái thì không nằm trong trường hợp này.

Nếu một trang web được thiết kế chỉn chu và đẹp mắt, nhà bàn có thể tạp chút uy tín với khác.

Câu này đúng: nhưng chưa đủ lắm. Uy tín còn xuất phát từ việc educate của thương hiệu. Có nhiều trường hợp website thiết kế rất dị, khó dùng ( UX cực tù ), đặt hàng cực khó mà uy tín vẫn ngút trời. Vì sống trong môi trường số nên việc chúng ta số trong kế hoạch được vạch sẵn từ thương hiệu nào đó là hoàn toàn bình thường.

Uy tín của website còn nằm ở chỗ có chứng nhận của các cơ quan chức năng. Ví dụ: thông báo bộ công thương, đăng ký bộ công thương, tín nhiệm mạng NCSC, điều khoản sử dụng, chính sách bảo mật, chính sách thanh toán, chính sách đổi trả hàng, chứng chỉ bảo mật website SSL… Đặc biệt nếu mà website nào cho thanh toán online bằng VISA MASTER CARD hay thẻ tín dụng thì cái SSL này đặc biệt qua trọng. Không có thì web cảnh báo không an toán và thế là user bay đi hết.

Tuy nhiên, website không có đủ tiềm năng để tạo ra nhiều và rất nhiều đơn hàng như các sàn TMĐT.

Câu này đúng: nếu website bạn tù. Hay nói cách khác là bạn không có kinh nghiệm tối ưu hệ thống website tối ưu vận hành. Sàn TMĐT thì cứ thế đặt hàng thôi vì đã được educate rồi.

Câu này sai: nếu hệ thống của bạn xịn. Nói cách khác là web bạn ngon, tối ưu hệ thống mượt mà.

Vấn đề về nghìn đơn vạn đơn thì mình đã trải qua rồi nên khá rõ.Hệ thống bên mình đã từ chạy đỉnh điểm ( về đơn hàng ) là gần 2000 đơn hàng thanh toán trước 100%. Về mặt case đơn hàng thì bên mình khi đó có 3 bạn nhân viên công việc là ngồi check. Mà khi ấy hệ thống chạy chưa đạt 10% so với mức tối đa được thiết kế.

Tóm lại là vấn đề tạo ra nhiều hay xử lý nhiều nó phụ thuộc vào:

  • Chiến dịch marketing
  • Trình độ của đội dev trong tối ưu website.
  • Tối ưu vận hành doanh nghiệp.

Còn việc xử lý nhiều đơn hàng trên sàn dễ dàng hơn thì đúng với người mới rồi.

Website khó tạo mã giảm giá … ( phần này ở trong ảnh nó hơi dài nên mình tóm tắt cho ngắn thôi nha ).

Full nội dung đây nha. Dài quá nên mình lười gõ.

Câu này đúng: khi web tù, không có độ ngũ kĩ thuật vận hành. Không biết cách làm.

Câu này sai: khi hệ thống của bạn xịn xò, đội ngũ có trình độ.

Ở đây mình cũng không rõ tác giả nói về đối tượng nào. Nhưng việc sàn TMĐT trợ giá sản phẩm qua hình thức giảm giá mục tiêu là để kéo user. Về mô hình của sàn TMĐT thì là bài toán tăng user thì tăng được định giá cty.

Mà mình cũng chưa nói đến việc giảm giá sẽ gây cạnh tranh về giá nếu bạn quan tâm thì đọc bài viết này. Nhưng nếu bạn đang KDOL đơn thuần theo hướng chơi hàng trends thì cũng khỏi cần đọc cho mất thời gian.

Xử lý 100 đơn hàng trên website, tối thấy phứ tạp ngang 1000 đơn trên Shopee

Câu này đúng: khi web tù, không có độ ngũ kĩ thuật vận hành. Không biết cách làm.

Câu này sai: khi hệ thống của bạn xịn xò, đội ngũ có trình độ.

Vấn đề vẫn nằm ở vận hành và trình độ nhân sự. Cái này có thể dễ với bạn nhưng khó với người khác và ngược lại là hoàn toàn bình thường.

Về mặt đánh giá thì hoàn toàn có thể link được đánh giá từ Facebook qua website nếu có kỹ thuật. Việc sản phẩm có đánh giá trực quan cũng là tác nhân thúc đẩy hành vi mua hàng. Ngoài ra còn nhiều vấn đề khi làm về website bạn có thể đọc bài viết này để hiểu rõ.

Ảnh trên đây là hành trình của một khách hàng mua hàng online thanh toán trước tại bên mình. Với 25 phiên ( lần vào web – mình nói thế cho dễ hiểu nhá ), tổng thời gian trên website là 1 tiếng 23 phút 58 giây. Mọi người thấy thời gian từ lúc vào web đến lúc mua hàng thì cực lâu, cao điểm bên mình còn cách tầm 2 tháng mới mua cơ.

Mình lấy ví dụ thực tế này chỉ muốn nói rằng việc mua hàng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào:

  • Giá trị sản phẩm.
  • Thông tin sản phẩm ( phù hợp nhất, tối ưu chí phí nhất, tối ưu công năng nhất … giữa một rừng sản phẩm cùng loại ).
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Marketing
  • Thương hiệu sản phẩm.
  • Độ trust của nơi bán.
  • Vân vân mây mây …

Chứ thời gian đặt hàng lâu không phải do mỗi mình vấn đề từ website.

Còn về ví dụ trong sách thì mình thấy đây là vấn đề rất nhiều bên gặp phải. Vấn đề về trải nghiệm khách hàng online. Vấn đề này đã có từ rất lâu và đã có bộ chỉ số E-commerce CRO Checklist để tối ưu lại cái này. Vấn đề về UX ( CRO ) trên web rất khó việc làm với nhà bán hàng bình thường là quá sức rồi.

Về phần này mình không có bàn luận gì nhé

Đoạn: “Tuy nhiên, năm 2019-2020 …cho đến… Sự xuất hiện của các sàn TMĐT khiến cho website không còn là lựa chọn hàng đầu của nhà bán hàng

Từ năm 2020 trở về trước thì ở Việt Nam thị hành về Ads Mess ( mình tính gộp hết các hình thức chạy quảng cáo thu khách hàng về tin nhắn hoặc bình luận hoặc xin thông tin khách hàng qua giao tiếp trên Facebook là Ads Mess để dễ nói nhé chứ bản chất nó khác nhau ) , Ads landingpage trên Facebook.

Mà tính theo đầu người làm về mảng này chắc Ads Mess chiếm đa số. Còn Ads landingpage thì landingpage bản chất là website tĩnh nha. Nên khả năng từ thời 2020 trở về trước thì website vốn đã không phải lựa chọn hàng đầu của nhà bán hàng rồi. Đây là góc nhìn về KDOL đơn thuần nha.

Nên việc sàn TMĐT ra đời và đang làm xu hướng thì tất nhiên website vẫn không phải là lựa chọn hàng đầu rồi.

Đến phần này thì hơi có vấn đề nha ( phần khoanh đỏ ). Tùy từng sản phẩm mà hành vi tìm kiếm khách nhau thôi. Chứ đâu phải cái gì cũng lên sàn TMĐT tìm được.

Khi giá trị sản phẩm nhỏ, dễ sảy ra hành vi mua nên nên việc mua hàng khá dễ. Có thể là khách hàng đã biết rõ họ cần mua sản phẩm gì rồi mới lên sàn tìm kiếm. Cũng có thể là tìm xem sản phẩm nào giá tốt nhất để mua. Chứ có mấy ai lên sàn để tìm công dụng, hướng dẫn sử dụng, review … của sản phẩm đâu đúng không.

Có thể có môt vài xu hướng mình liệt kê dưới đây. Nó không phải là tất cả hay ghê gớm gì. Nhưng mình chỉ muốn cung cấp hành trình khách hàng khá phức tạp trong thời gian này thôi.

hành trình mang tính tham khảo, chỉ để mô tả tính phức tạp của traffic trên social.

Lúc đó bạn đã có suy nghĩ mua đồ giá trị cao trên sàn TMĐT chưa hay là toàn mua mấy đồ tiêu dùng nhanh, giá rẻ … hay vẫn phải tìm đơn vị uy tín rồi vào web trao đổi hỏi đáp rồi mới mua.

Traffic nội sàn khá thấp nên thời điểm này các bên hay có xu hướng booking review rồi đổ về sàn TMĐT hoặc chạy ads đổ về. Hay còn lại là tìm kiếm traffic ngoại sàn. Dễ hình dung nhất là case của POLOMAN với ông chú phối đồ đó.

Còn về vấn đề SEO thì từ khi Facebook Ads bùng nổ, thế hệ KDOL mới tràn ngập thì SEO đã không còn được nhà hàng hàng thệ hệ mới đó chú tâm. Tính thuần về đầu người thì áp đảo rõ ràng. Facebook Ads tràn ngập với thế hệ thầy bà dạy học nhân bản nhanh như ruồi thì sao mà so sánh lại được. Thời kì đầu thì Ads dễ chạy là ra đơn nên cái gì dễ thì ưu tiên làm trước đúng không ?

Thương mại điện tử trong cuốn sách.

Do mình chưa đọc nội dung cuốn sách nên không có đánh giá. Nhưng theo mình thì thương mại điện từ e-commerce là sử dụng internet để trao đổi mua bán … mà sau lại phân hóa thêm social commerce làm nhánh con. Bản chất social commerce vẫn dùng internet để trao đổi mua bán nên có thể gộp thành e-commerce ( nhưng e-commerce không phải là social commerce nhé )

Vậy thương mại điện tử ở đây bao gồm cả website và sàn TMĐT nhỉ. Mình cũng không rõ sách sẽ viết theo hướng nhiều về sàn TMĐT hay như nào nhưng nếu nhiều về sàn TMĐT thì có vẻ mất cân đối.

Shopee là platform hay website? Shopee là platform không phải website ?

Mình thấy có bạn gì đó nói sàn TMĐT ( shopee ) là platform chứ không còn lại là website nữa. Nên lập luật là Shopee không phải là website. Cái bình luận này xuất phát từ vấn đề tranh cãi khi nói sàn TMĐT có phải là website hay không. Tóm lại nó xuất phát từ cái bình luận này, bạn có thể đọc ở đây nhé

Nhân tiện đây mình cũng nói luôn.

Theo luật pháp quy định.

Website là: tập hợp các trang mạng chứa các nội dung dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video… được lưu trữ trực tuyến trên các máy chủ và có thể được truy cập bởi bất cứ ai, từ bất cứ đâu thông qua mạng Internet.

Theo đó, tất cả các trang web cho phép truy cập công khai đều tạo thành www (world wide web). Người dùng có thể thông qua các ứng dụng phần mềm (trình duyệt web) như: Google Chrome, Safari, Firefox, Internet Explorer,… để truy cập vào trang web.

Việc truy cập vào các website được thực hiện dễ dàng trên mọi nền tảng thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại, laptop,… Một trang web được truy cập trực tiếp bằng cách nhập địa chỉ URL của nó.

Link nguồn tại đây

Website TMĐT được gọi chung như thực tế tên đúng phải là: Website TMĐT bán hàngWebsite cung cấp dịch vụ TMĐT

Website TMĐT bán hàng là: website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Website cung cấp dịch vụ TMĐT: là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

  • Sàn giao dịch thương mại điện tử
  • Website đấu giá trực tuyến
  • Website khuyến mại trực tuyến
  • Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Link nguồn tại đây

Theo Shopee công bố và đăng ký

Đây là công bố của Shopee các bạn đọc tại đây.

Theo thông tin từ bộ công thương.

Về mặt kỹ thuật

Sản phẩm trên App Shopee đều có thể truy cập từ bên ngoài App qua URL. Thường thì dùng deeplink ( liên kết sâu ) về vào thẳng sản phẩm trong App.

Về mặt cấu tạo URL sản phẩm thì đều chứa domain, subdomain chứ chuẩn www đề có thể truy cập qua các trình duyệt trên máy tính và di động.

Về mặt vận hành và xử lý thì đề sử dụng cloud, vps, cpu … để xử lý.

Lập luận về UI, UX trên App.

App hay web cái nào cũng phải làm UI UX tốt thôi, đổ cả đống tiền kéo user ( câu truyện của sàn là tăng user -> tăng định giá nhưng tất nhiên user đó phải ra tiền thì định giá mới tăng rồi ). Cái nào cũng phải quan tâm thôi.

Vậy nên: Sàn TMĐT là website đúng hơn là website cung cấp dịch vụ TMĐT. Sàn TMĐT là platform và nó là website.

Nói như nào thì sàn TMĐT nó vẫn là website vì website nó là gốc. Bản thân Shopee có thông báo thế nữa mà.

Vấn đề tranh cãi là platform hay website cũng không ảnh hưởng lắm tới nội dung anh Hặn đăng nên mình bỏ qua luôn. Mình chỉ giải thích để hiểu thôi.

Quay về vấn đề chính

Mình có vài vấn đề như này.

Phí sàn giờ rơi vào khoảng 8-13% nhỉ, tính tròn 10% đi. Tức là 4 tỷ doanh thu thì phí sàn là 400Tr rồi. Vấn đề ở đây nằm ở tối ưu với nguồn lực có trong tay.

Với chi phí 400Tr/ tháng cho dev thì hoàn toàn bạn có thể dựng hệ thống website vận hành mượt mà. Xây xong thì chi phí duy trì vận hành và tối ưu thì nhỏ hơn 10% phí sàn rất nhiều.

Tại sao có đơn vị vẫn bán trên website mà doanh số vẫn cao chót vót đơn hàng ầm ầm mà không lựa chọn sàn TMĐT là nguồn lực họ cho phép là điều đó.

Ở trên sàn TMĐT thì bạn đang là 1 addone của nền tảng đó. Mà nên nhớ rằng, chơi trên đâu phải học luật ở đó. Nền tảng cầm đằng chuôi nha, thích thì khóa thích thì bóp. Rồi một buổi sáng thức dậy tự nhiên thấy shop bay thì cũng đừng lạ lẫm. Chỉ có website mới tồn tại được vì mình tự tạo luật chơi cho mình mà.

Như mọi người thấy. Shopee từ miễn phí vận chuyển giờ thì ra một đống khoản phí từ 1, 2, 3 và lớn hơn 10%. Như TikTokShop thì cũng miễn phí vận chuyển rồi cũng thu phí. Rồi dần dần còn tăng nữa.

Khủng hoảng, hàng loạt cty cắt giảm nhân sự, cơ cấu lại tài chính, giảm lỗ tối đa đặc biệt là các cty lớn. Các sàn TMĐT như Shopee cũng không ngoại lệ. Giảm lỗ tối đa bằng cách cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi tiêu những thứ không cần thiết, thu lợi từ các hoạt động kinh doanh. Nên tương lai gần là Shopee sẽ tăng phí nữa có khi là tăng đều đều.

Ở trên sàn TMĐT thì bạn đang là 1 addone của nền tảng đó. Chơi trên đâu phải học luật ở đó. Sàn TMĐT cũng không ngoại lệ. Ban đầu thì thả lỏng cho các nhà bán hàng dễ dàng và thoải mái cũng dễ tăng user. Khi đủ rồi thì bắt đầu siết lại rule. Mỗi lần siết rule mới thì anh em lại kê như vạc. Mồm vẫn kêu là bỏ nhưng con dân Đông Lào thì bỏ làm sao được. Vì sao ư vì quen rồi chứ sao. Sàn TMĐT nó educate người dùng là mua hàng trên đó rồi, giờ chuyển qua website thì lại móm à .. Và hàng ngàn lý do khác. Rồi một buổi sáng thức dậy tự nhiên thấy shop bay thì cũng đừng lạ lẫm.

Còn về mặt website vào rào cản thì mình đã có bài viết, bạn đọc tại đây nhé

Hoặc bài này

Kết luận

Cơ bản nhất thì vẫn là ai là người tồn tại lâu nhất và nó còn phụ thuộc vào từng người. Góc nhìn và cách làm mỗi người mỗi khác không thể đánh đồng. Từ lý thuyết tới thực tế còn quãng đường rất xa và không thể áp dụng máy móc từ lý thuyết vào thực tế được.

Thực tế cho thất cách làm đúng với mình nhưng chưa chắc đúng với người khác và ngược lại. Việc đúng hay sai thì đều ở lý thuyết nhưng vẫn còn yếu tố khác là BUSINESS MODEL thì không ai nói. Cái này mới là cái quyết định tới việc vận dụng cái gì và mới là yếu tố chính để đánh giá. Chứ ai lại đi đánh giá 2 mục tiêu khác nhưng dựa trên 1 tiêu chuẩn đâu.

Bài viết của mình mang tính tham khảo thôi nhé.


Đăng ký nhận thông báo qua email khi có bài viết mới tại đây

Bạn có thể xem thêm các bài viết về Facebook Ads tại đây

TikTok Ads tại đây

Khóa học về tối ưu quảng cáo tại đây ( nội dung có tính chuyên môn cao, tư duy cao có thể không thích hợp với một số người, nên cân nhắc trước khi xem )